Hành tinh Kepler-22b là một hành tinh có thật chứ không phải chỉ trong phim ảnh.
Khao khát tìm thấy sự sống ngoài Địa Cầu Trái Đất từ lâu đã nung nấu trong lòng tất cả các nhà khoa học cũng như những người yêu thiên văn trên thế giới. Không chỉ thế, nó còn là sự tò mò và thèm khát của hơn 7 tỷ người trên Địa Cầu Trái Đất. Và tất cả cùng dồn hi vọng vào hành tinh có tên gọi Kepler-22b.
Vào đầu tháng 9, kênh HBO Max bắt đầu chiếu bộ phim “Trong vòng tay sói” (Tên gốc: Raised by wolves). Đây là một bộ phim khoa học viễn tưởng, lấy bối cảnh hành tinh có tên là Kepler-22b. Tại đây, hai người máy sinh học sẽ tiến hành nuôi cấy các phôi thai, tạo ra một thế hệ con người mới của nhân loại.
Cần biết rằng, hành tinh Kepler-22b là một hành tinh có thật chứ không phải là do đoàn làm phim nghĩ ra. Đây là hành tinh mà rất nhiều nhà khoa học đã và đang đặt niềm tin rằng nó sẽ có sự sống, hoặc ít ra là đủ điều kiện cho sự sống tồn tại.
Hành tinh này được phát hiện bởi một dự án “săn” hành tinh của NASA. Tháng 6/2009, NASA phóng thành công kính viễn vọng Kepler vào không gian, để tìm hiểu xem những hành tinh giống Địa Cầu Trái Đất, nơi có thể tồn tại sự sống, là hiếm gặp hay phổ biển trong các hệ sao khác.
Thiết bị này đã phát hiện 2.681 trong tổng số khoảng 3.800 ngoại hành tinh (các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời). Trong đó, Kepler-22b nổi bật lên là hành tinh giống Địa Cầu Trái Đất nhất, có nhiều điều kiện để sự sống phát triển.
Hành tinh này cách Địa Cầu Trái Đất 620 năm ánh sáng. So với tất cả những hành tinh có khả năng có sự sống được phát hiện bởi kính viễn vọng Kepler thì hành tinh này nằm ở khoảng cách gần chúng ta nhất. Về kích thước, hành tinh này có bán kính lớn hơn Trái Đất khoảng 2,4 lần, trong khi khối lượng cao hơn khoảng 36 lần.
Hành tinh này mất khoảng 290 ngày để quay xong một vòng quỹ đạo. Ngôi sao chủ của nó được dự đoán có kích cỡ và khối lượng nhỏ hơn Mặt Trời một chút, do đó các nhà khoa học tính toán nhiệt độ của Kepler-22b khoảng 22 độ. Đây là mức nhiệt phù hợp với sự sống, vấn đề là vẫn chưa thể theo dõi được quỹ đạo cụ thể của Kepler-22b vì nếu quỹ đạo quá dẹp, nó sẽ có nhiệt độ rất thất thường.
Hiện tại, các nhà khoa học đang cố tìm hiểu xem bề mặt của Kepler-22b có dạng rắn, lỏng hay khí. Nếu nó có bề mặt rắn hoặc chất lỏng nằm trên lõi đá, khả năng có sự sống là cao. Hiện tại, kính viễn vọng Kepler đã ngừng hoạt động do hết nhiên liệu, nên cần phải tiếp tục chờ đợi đến khi có một thế hệ kính viễn vọng mới, chúng ta mới có thể tìm hiểu kỹ hơn về hành tinh này.
Từ giờ đến lúc đó, Kepler-22b vẫn là hành tinh mà con người đặt nhiều kỳ vọng nhất để tìm thấy sự sống bên ngoài Địa Cầu Trái Đất của chúng ta.
Theo danviet.vn